Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Cửa nhà vệ sinh nên làm bằng gì? Tìm hiểu về cửa nhà vệ sinh

Các không gian liên kết với bên ngoài, đồng thời được bảo vệ bởi kết cấu cửa. Để phân chia các phòng chức năng trong nhà ở, cần thiết kế cửa phù hợp, mang lại giá trị sử dụng phù hợp. Với nhà vệ sinh, cửa cũng đóng vai trò quan trọng không kém các khu vực cửa chính, cửa phòng ngủ…

Cửa nhà vệ sinh nên làm bằng gì? Tìm hiểu về cửa nhà vệ sinh
Cửa nhà vệ sinh nên làm bằng gì? Tìm hiểu về cửa nhà vệ sinh

Cửa nhà vệ sinh nằm trong môi trường đặc biệt, cần lựa chọn vật liệu phù hợp đảm bảo độ bền, dễ dàng vệ sinh. Nhiều người băn khoăn cửa nhà vệ sinh nên làm bằng gì đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và giá trị không gian? Gia công và bố trí cửa nhà vệ sinh như thế nào? Dưới đây sẽ là thông tin giúp người dùng có lựa chọn phù hợp.

Tiêu chí chọn vật liệu cửa phù hợp cho nhà vệ sinh

Gia công cửa với nhiều vật liệu khác nhau: gỗ tự nhiên, gỗ ép công nghiệp, nhôm kính, cửa tôn thép… với đặc tính và giá trị sử dụng khác nhau. Hệ cửa phòng vệ sinh cần đảm bảo độ bền, phù hợp với môi trường và vị trí lắp đặt.

  • Với cửa nhà vệ sinh, người dùng cần cân nhắc vật liệu có khả năng chống ăn mòn, chống oxi hóa bề mặt. Vật liệu có khả năng chống thấm nước, chống biến dạng nhiệt môi trường.
  • Yêu cầu cửa nhà vệ sinh đóng mở linh hoạt, tiện lợi, đảm bảo an toàn. Vật liệu có khả năng che chắn, giảm tầm nhìn, đảm bảo tính riêng tư cho không gian nhà tắm, nhà vệ sinh của các gia đình.
  • Thiết kế cửa phù hợp với phong cách nội thất nhà tắm: truyền thống hay hiện đại. Cân đối giá cửa nhà tắm với ngân sách của gia chủ.

Một số gợi ý chọn vật liệu cửa nhà vệ sinh phù hợp

Các vật liệu đều có ưu nhược điểm riêng, để phù hợp gia công cửa nhà vệ sinh, yêu cầu cần xử lý đảm bảo tiêu chuẩn.

Một số gợi ý chọn vật liệu cửa nhà vệ sinh phù hợp
Một số gợi ý chọn vật liệu cửa nhà vệ sinh phù hợp
  • Cửa vật liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ ép công nghiệp – đặc điểm hệ cửa vân gỗ mang lại cảm giác thân thiện, sang trọng không gian, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Tuy nhiên, giá thành cửa gỗ tự nhiên khá cao. Yêu cầu cần xử lý bề mặt, chống thấm vân gỗ để chống chịu được điều kiện ẩm nồm của nhà tắm.
  • Cửa nhôm kính – lựa chọn phổ biến nhất được nhiều gia đình chọn cho khu vực nhà tắm. Cửa nhôm kính dễ dàng gia công, giá thành rẻ, với nhiều mẫu mã, màu sắc để lựa chọn cho nhà tắm. Vật liệu nhôm được xử lý bề mặt bằng sơn tĩnh điện chống ăn mòn, kính hoa văn mờ đảm bảo tính riêng tư cho không gian, có khả năng chịu lực va đập, chống nấm mốc bề mặt.
  • Cửa nhựa lõi thép – Hay cửa thép vân gỗ hệ cửa khá mới cho không gian nhà ở, nhà tắm. Độ bền cửa nhựa lõi thép cao, chống nấm mốc, chống thấm hiệu quả, cùng khả năng chống cháy mang lại giá trị sử dụng lớn cho không gian. Giá thành cửa nhựa lõi thép cao hơn so với cửa nhôm kính.
  • Cửa nhựa – được gia công sản xuất với vật liệu PVC, có giá thành rẻ nhất. Với các ưu điểm: khả năng chống nấm mốc, chống oxi hóa, dễ dàng lau chùi. Tuy nhiên, tuổi thọ cửa thấp, khả năng chống va đập không cao, dễ bị nứt vỡ do biến dạng nhiệt.

Tùy theo ngân sách, sở thích, thiết kế không gian để chọn vật liệu cửa nhà vệ sinh phù hợp cho không gian, tiện lợi đặt gia công.

Lưu ý khi bố trí lắp đặt cửa nhà vệ sinh phù hợp với không gian

Cửa nhà vệ sinh đóng mở, bảo vệ không gian cá nhân của các thành viên gia đình, khi sinh hoạt hàng ngày. Thiết kế cửa nhà vệ sinh cần đồng nhất với nội thất nhà ở, bố trí lắp đặt cần tuân thủ nguyên tắc phong thủy. Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế, bố trí cửa nhà vệ sinh phù hợp trong không gian nhà hiện đại:

Lưu ý khi bố trí lắp đặt cửa nhà vệ sinh phù hợp với không gian
Lưu ý khi bố trí lắp đặt cửa nhà vệ sinh phù hợp với không gian
  • Cửa ra vào nhà vệ sinh thường mở vào trong sẽ có lợi cho không gian nhà ở. Do cửa mở vào không gây cản trở, va đập, đảm bảo an toàn với người sử dụng không gian chung, hành lang bên ngoài. Đồng thời, lắp cửa nhà vệ sinh hướng vào sẽ mang lại thẩm mỹ đẹp hơn, tạo sự liền mạch với tường.
  • Cửa mở vào trong tốt cho phong thủy, không mang năng lượng xấu, âm khí vào nhà ở, phòng khách. Năng lượng xấu sẽ bị rửa trôi trong nhà vệ sinh.
  • Cửa nhà vệ sinh không đối diện với gương nhà tắm, bất lợi cho phong thủy. Hiện tượng phản gương sẽ khiến người dùng giật mình, ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Cửa nhà vệ sinh không đối diện trực tiếp với cửa sổ, không đối diện trực tiếp với cầu thang, không đối diện trực tiếp ra cửa chính – tránh sự bất hòa hay tài sản trong nhà hư hao.
  • Cửa nhà vệ sinh không đối diện trực tiếp với phòng ngủ, phòng khách làm giảm năng lượng dương khí cho căn nhà, ảnh hưởng đến tâm lý gia chủ, đồng thời không đảm bảo tính riêng tư cho người sử dụng nhà tắm.
  • Cửa nhà vệ sinh không đối diện bếp – trong phong thủy: bếp là hỏa, nhà vệ sinh mang âm khí sẽ làm ảnh hưởng đến phong thủy nhà bếp, mất vệ sinh khi nấu nướng.

Lời kết

Yêu cầu chọn cửa nhà vệ sinh nên làm bằng gì khá quan trọng. Vật liệu nào phù hợp với không gian ẩm ướt, đảm bảo độ bền nhưng đồng thời cũng giữ được không gian riêng tư cho nhà tắm, nhà vệ sinh gia đình.

Trên đây là những gợi ý giúp người dùng đánh giá, lựa chọn vật liệu và thiết kế cửa nhà vệ sinh phù hợp. Đồng thời bài trí, lắp đặt cửa nhà vệ sinh hợp phong thủy, mang lại năng lượng tốt cho không gian.



source https://cuathepviet.vn/cua-nha-ve-sinh-nen-lam-bang-gi.html
Disqus Comments