Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Tìm hiểu nguyên lý và cấu tạo thang máy

Cấu tạo thang máy gồm những gì? nguyên tắc hoạt động ra sao? Để biết chính xác, mời các bạn tham khảo ngay bài viết chia sẻ dưới đây:

Tìm hiểu nguyên lý và cấu tạo thang máy

Tháng máy đã trở nên quá quen thuộc và xuất hiện phổ biến từ nhà dân cho tới các công trình, khu dân cư…. Song, Cấu tạo thang máy gồm những gì và nguyên lý hoạt động của thang máy ra sao thì không phải ai cũng biết.

Chi tiết cấu tạo thang máy gồm những gì

Với các đơn vị kỹ thuật, câu hỏi Cấu tạo thang máy gồm những gì là câu hỏi thừa thãi, song với người sử dụng thì cần biết để có thể đánh giá hoặc xem xét các bộ phận của thang máy trong trường hợp cần thiết. Thang máy gồm 2 bộ phận trọng yếu sau.

Chi tiết cấu tạo thang máy gồm những gì

Bộ phận Hố PIT thang máy

Hố thang máy là bộ phận quan trọng để tạo ra không gian dành cho thang máy hoạt động. Một hố thang máy sẽ bao gồm các bộ phận cơ bản sau đây:

  • Hố PIT đang trong quá trình xây dựng.
  • Hố PIT thang máy: Đây là bộ phận dưới cùng của thang máy. Bạn nhìn thấy bộ phận nào thấp hơn mặt sàn tầng dưới khoảng 800mm – 1400mm thì chính là hố PIT thang máy.
  • Hố thang máy: Đây chính là khoảng không gian để thang máy hoạt động. Nó có phương thẳng đứng có kích thước hơn 2m2. Khi xây dựng, hố thang máy sẽ được đào sâu hơn so với mặt sàn, mục đích là làm tầng thấp nhất giúp thang máy đi lên.
  • Phòng máy: Đây là phòng chứa động cơ thang máy nằm ở trên cùng giếng thang máy. Tuy nhiên, không phải thang máy nào cũng có bộ phận này.

Các bộ phận, thiết bị bên trong thang máy

Bên cạnh Hố PIT, những thiết bị bên trong thang máy cũng là một trong những bộ phận quan trọng trong câu hỏi cấu tạo thang máy gồm những gì. So với Hố PIT, các bộ phận trong thang máy đa dạng hơn nhiều.

Bộ phận động cơ (gồm máy kéo, motor):

Đây là bộ phận thường được lắp dưới hố thang hoặc trên đỉnh giếng. Lắp trên đỉnh giếng vẫn thông dụng hơn cả.

Máy kéo trong thang máy là câu hỏi cho cấu tạo thang máy gồm những gì

Tác dụng của bộ phận này chính là kéo thiết bị cabin đi lên hoặc đi xuống. Mỗi lần thang máy lên xuống, chính bộ phận này là bộ phần truyền lực để giúp thang máy hoạt động.

Bộ phận tủ điều khiển:

Bộ phận tủ này có hai điều khiển khác nhau là điều khiển động lực và điều khiển tín hiệu

  • Hệ thống điều khiển động lực được lập trình một cách tự động, khiến thang máy ít gặp tục trặc và hoạt động trơn tru hơn. Bộ phận này gồm thiết bị điện tử và các phần điện tử. Để bên trong khoang máy rộng rãi và có tính thẩm mỹ cao, bộ phận này thường nằm ở phòng máy (ở phần bộ phận hố PTIT có nhắc tới). Hệ thống này cũng giúp cho hệ thống thang máy có thể gọi nhiều tầng cùng một lúc, kể cả lúc thang đang di chuyển hoặc dùng hoạt động.
  • Hệ thống điều khiển tín hiệu thường được lắp ở cửa tầng và trong cabin. Với hệ thống này, chúng ta sẽ nhận biết được tình trạng hoạt động của thang máy, vị trí thang đang dừng hoặc di chuyển.

Bộ phận Rail, cáp:

Bộ phận này có nhiệm vụ quan trọng trong việc đối trọng của thang máy, giúp thang di chuyển đúng hướng và không lệch ra khỏi trục đã thiết kế. Bộ phận Rail cáp sẽ được lắp dọc theo giếng thang.

Nếu bạn chú ý, bạn sẽ phát hiện motor ở ngay trên nóc giếng thang. Đây là bộ phận dẫn động, tác động đến hộp giảm tốc, giúp puli quay theo một vận tốc cho sẵn. Với việc tác động này, cabin sẽ được kéo lên hoặc xuống một cách êm ái, không bị giật.

Để tạo ra độ bền và chắc chắn cho cáp, bên trong cáp được thiết kế bằng rất nhiều sợi theo nhỏ tiết dầu ở giữa lỗi. Thiết kế này vừa giúp cáp chắc chắn, vừa tăng độ bền và hoạt động trơn tru của cáp.

Bộ phận thắng cơ:

Bộ phận thắng cơ đóng vai trò trong các bộ phận của thang máy

Một bộ phận khác không thể thiếu của thang máy chính là bộ phận thắng cơ. Nhiệm vụ chính của bộ phận này chính là kẹp chặt cabin thang máy vào dây dẫn, giúp cho cabin hoạt động theo tốc độ cho phép. Giống như bộ phận thắng ở các máy móc, bộ phận này cũng khiến cho thang máy hoạt động và dừng lại ổn định, trong mức an toàn. Bộ phận kéo, đẩy, thắng cơ đối ngược nhau nhưng lại vô cùng quan trọng để giúp cho thang máy hoạt động với tốc độ cho phép.

Bộ phận giảm chấn:

Bộ phận này đúng như tên gọi của nó chính là giảm chấn động, rung lắc của thang máy trong quá trình hoạt động hoặc dừng lại. Bạn sẽ nhận ra thang máy nào có bộ phận giảm chấn tốt thì khi hoạt động ít bị rung lắc và dừng lại cũng không quá đột ngột, rung lắc. Còn thang máy nào có bộ phận này cần bảo trì thì hoàn toàn ngược lại.

Bên cạnh các bộ phận này, sẽ còn thêm bộ phận cabin thang máy, đối trọng thang máy, phòng bấm máy, quạt thông gió…

Nguyên lý hoạt động của thang máy khi vận hành

Không chỉ cần biết cấu tạo thang máy gồm những gì và chúng cũng cần hiểu cách thức vận hành của thang máy giúp bạn di chuyển dễ dàng và an toàn hơn. Khi có nhu cầu lên, xuống thang máy, người sử dụng chỉ cần bấm nút gọi thang theo chiều muốn đi, chờ cabin đến. Khi thang di chuyển đến vị trí bạn đứng, cabin sẽ mở cửa để hành khách bước vào. Bạn sẽ nhìn thấy chiều di chuyển của thang máy ngay trong cabin nhờ đèn báo.

Nguyên lý hoạt động và vận hành của thang máy?

Một số thang có chế độ thông minh khi đầy khách sẽ không nhận thêm nữa. Nhưng có một số thang máy thì không có chế độ này. Ngoài ra, thang máy cũng có đo tự động trọng lượng. Trong trường hợp vượt quá trọng lượng thì sẽ hiện biển báo và không di chuyển được.

Bạn chỉ cần ấn số tầng muốn đến. Khi di chuyển đến tầng khách hàng yêu cầu, thang máy sẽ dừng lại và mở ra để khách hàng bước ra trong thời gian an toàn.

Để thực hiện được các bước máy, các ròng rọc của thang máy sẽ được kết nối với động cơ điện. Động cơ quay sẽ làm ròng rọc quay, kéo cáp và cabin di chuyển. Các bộ phận trong thang máy sẽ làm việc nhuần nhuyễn với nhau để thực hiện lệnh mà khách hàng đặt ở trong cabin hoặc ở ngoài.

Thang máy mất điện thì hoạt động theo nguyên lý nào?

Nhiều khách hàng lo lắng vì thang máy sẽ hoạt động khi có điện. Nhưng nếu lỡ may mất điện thì liệu có an toàn không?

Trong trường hợp thang máy mất điện, cabin sẽ có trang bị cứu hộ tự động và dừng ở tầng gần nhất. Ắc quy dự trữ sẽ hoạt động để thang di chuyển và mở cửa để hành khách di chuyển, sơ tán ra ngoài. Đèn chiếu sáng khẩn cấp cũng sẽ hoạt động để giúp cabin được chiếu sáng. Khi được khôi phục nguồn điện, cabin tiếp tục được hoạt động bình thường.

Thang máy mất điện thì hoạt động theo nguyên lý nào?

Tuy nhiên, theo khuyến cáo, mỗi khi mất điện hoặc hỏa hoạn, khách hàng không nên sử dụng thang máy để đảm bảo an toàn.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong cấu tạo thang máy gồm những gì và nguyên lý hoạt động ra sao. Biết những thông tin cơ bản này sẽ giúp khách hàng nhận diện được các bộ phận cần có và những nguyên tắc an toàn tối thiểu. Cần tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan đến thang máy, khách hàng có thể truy cập website https://thangmayhungphat.com/ để tham khảo thêm.



source https://cuathepviet.vn/cau-tao-thang-may.html
Disqus Comments