Công nghệ vật liệu mới phát triển, mang đến nhiều giải pháp xây dựng nhà ở, công trình hiện đại, đẹp và an toàn. Vật liệu kính cường lực không còn quá xa lạ với người dùng, kiến trúc sư trong xây dựng, thiết kế nội ngoại thất. Kính cường lực được sử dụng nhiều và phổ biến.
[caption id="attachment_5627" align="aligncenter" width="555"] Các tiêu chuẩn kính cường lực trong xây dựng[/caption]
Vậy, kính cường lực là gì? Ứng dụng kính cường lực trong xây dựng có gì đặc biệt thu hút nhiều người lựa chọn. Quá trình thi công kính cường lực, vật liệu cần đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về đặc điểm kính cường lực và các tiêu chuẩn quan trọng cần đáp ứng.
Kính cường lực là gì?
Kính cường lực là vật liệu xây dựng có khả năng chịu được nhiệt độ cao và lực va đập lớn. Loại kính đặc biệt được tôi nhiệt ở nhiệt độ cao lên đến hơn 680 độ C, sau đó được làm lạnh nhanh bằng khí mát. Quá trình tôi nhiệt và làm nguội nhanh làm tăng độ nén bề mặt của kính cường lực, từ đó tạo nên khả năng chịu lực va đập mạnh, khả năng chịu nhiệt cao và chống oxy hóa bề mặt.
[caption id="attachment_5628" align="aligncenter" width="512"] Kính cường lực là gì?[/caption]
Đặc điểm nổi bật của kính cường lực là khả năng chịu lực tác động gấp 4-5 lần so với kính thông thường, chưa qua xử lý nhiệt. Một số loại kính cường lực có độ dày lớn từ 12-15mm, khi cầm gậy đập mạnh cũng khó vỡ, đảm bảo độ bền vượt trội, tính an toàn để thi công xây dựng nhà ở.
Kính cường lực được ứng dụng trong xây dựng khá phổ biến như cầu thang kính với nhiều loại có thể kể đến như:
- Theo độ dày kính cường lực, kính sẽ có các loại 5mm, 6mm, 7mm, 8mm… 15mm.
- Theo mẫu mã: kính cường lực màu, kính cường lực trong suốt, kính cường lực sóng, kính cường lực hoa văn mờ…
Quy trình sản xuất kính cường lực khá phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao. Các yêu cầu về mài, khoan lỗ, tạo hoa văn, nhuộm màu… cần được xử lý trước khi tôi nhiệt. Bởi, khi kính đã được tôi nhiệt không thể tái sử dụng, không thể tiếp tục gia công.
Ưu nhược điểm của kính cường lực?
Vật liệu kính cường lực được ứng dụng nhiều trong xây dựng như cầu thang bởi giá trị sử dụng đặc trưng đáp ứng yêu cầu thi công. Kính cường lực cũng có những ưu - nhược điểm riêng ảnh hưởng đến chất lượng công trình cần được làm rõ.
[caption id="attachment_5629" align="aligncenter" width="1024"] Ưu nhược điểm của kính cường lực?[/caption]
Ưu điểm nổi bật:
- Kính cường lực có khả năng chịu lực va đập vật lý, chịu nhiệt độ cao, ít bị nứt hay biến dạng do tác động môi trường. Do vậy, vật liệu kính phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sử dụng xây dựng ngoài trời.
- Kính cường lực trong suốt hoặc họa tiết hoa văn mang đến sự mới lạ cho không gian. Giải pháp cho các công trình kiến trúc xanh tận dụng ánh sáng thiên nhiên, giúp không gian như mở rộng, thông thoáng hơn.
- Kính cường lực có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, mang lại không gian sống và làm việc yên tĩnh.
- Kính cường lực khi bị nứt vỡ, không gây sát thương lớn cho người dùng. Bởi, các mảnh vỡ sẽ vón cục, không tạo mảnh kính sắc nhọn gây tổn thương cho con người.
- Kính cường lực có khối lượng nhẹ hơn, thay thế vách tường, sắt thép, bê tông… để hoàn thiện công trình cao tầng.
Hạn chế của kính cường lực:
- Khả năng xuyên sáng, gây hiệu ứng nhà kính cho các công trình, khiến nhiệt độ bên trong cao hơn bên ngoài vào thời gian cao điểm mùa hè.
- Kính cường lực cũng làm giảm sự riêng tư cho nhà ở, không gian sống và làm việc.
Các tiêu chuẩn kính cường lực cần có?
Kính cường lực được đánh giá cao về tính an toàn, độ bền phù hợp ứng dụng trong xây dựng. Tuy nhiên, để đảm bảo công trình an toàn, bền bỉ cũng cần các tiêu chuẩn tiêu chuẩn riêng đánh giá và sử dụng:
- Kính cường lực gia công trong suốt, đồng nhất về màu sắc, không có bọt khí hay vết nứt vỡ hoặc lổng hổng.
- Kính cường lực dày tối thiểu 5mm, cho các công trình có yêu cầu kỹ thuật không cao như: cửa sổ kính, vách kính nhà tắm. Với các công trình cao ốc, lan can ban công, vách kính cần có độ dày tối thiểu 8mm, hoặc theo yêu cầu kỹ thuật riêng của từng công trình.
- Số lượng lỗ khoan trên bề mặt kính với diện tích không vượt quá ⅙ diện tích kính bề mặt. Với số lượng lỗ khoan lớn hơn 5 cần có yêu cầu kỹ thuật và tính toán riêng phù hợp với kính cường lực.
Kính cường lực trong xây dựng cần đáp ứng các tiêu chuẩn riêng của từng công trình. Với các tiêu chuẩn kỹ thuật phổ biến được áp dụng làm căn cứ đánh giá chất lượng kính cường lực chuẩn: TCVN 7455 - Việt Nam, BS 6206 - Anh, ANSI Z97.1 - Mỹ, ECE R43 - EU, AS/NZS 2208 - Úc.
Lời kết
Xây dựng nhà ở, nơi sống và làm việc, cao ốc… với sự kết hợp của kính cường lực tạo nên giá trị không gian mở rộng, kết nối hài hòa với nhiều vật liệu nội thất khác và yếu tố ngoại cảnh.
Kính cường lực an toàn được gia công tiêu chuẩn sẽ đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật phức tạp, trong xây dựng, đảm bảo kết cấu ổn định, độ bền bỉ và giá trị sử dụng lâu dài. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm về vật liệu kính cường lực trong xây dựng.
source https://cuathepviet.vn/kinh-cuong-luc.html